Untitled Document
Hôm nay, 5/5/2024
   
 
   
   
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 
 
   
   
   
   
   
   
   
   
   
 

  Tên nhiệm vụ Khảo sát kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ có con dưới 5 tuổi trong việc xử lý tại nhà và phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp trẻ em ở huyện Tân Châu, An Giang năm 2008 
  Tổ chức chủ trì Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu 
  Cơ quan cấp trên trực tiếp của tổ chức chủ trì UBND thị xã Tân Châu 
  Cơ quan chủ quản UBND Tỉnh An Giang 
  Cấp quản lý nhiệm vụ Cơ sở 
  Chủ nhiệm nhiệm vụ Trương Thị Tố Uyên 
  Cán bộ phối hợp Hứa Hoài Tâm, Dương Thành Được 
  Lĩnh vực nghiên cứu 30203. Nhi khoa 
  Thời gian bắt đầu 01/01/2008 
  Thời gian kết thúc 31/12/2008 
  Năm viết báo cáo 2009 
  Nơi viết báo cáo Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Châu 
  Số trang 52 
  Tóm tắt Trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn 720 bà mẹ có con dưới 5 tuổi trên địa bàn huyện Tân châu để khảo sát về kiến thức, thái độ, hành vi của họ trong việc xử lý tại nhà và phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Tuổi trung bình của bà mẹ là 33 tuổi, đa số nội trợ, buôn bán nhỏ, làm ruộng, làm thuê, 71,8 ở nông thôn (xã), trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở xuống 84,6%, thu nhập hàng tháng từ 2 triệu trở xuống 63,2%. * Kết quả cho thấy: Hầu hết bà mẹ có hiểu biết đúng về vấn đề bù nước trong tiêu chảy, có biết về gói ORS nhưng tỷ lệ sử dụng chưa cao, bà mẹ sử dụng dung dịch thay thế ORS nhiều, chủ yếu là nước chín thường, còn một số ít bà mẹ giảm cho uống nước. Một số bà mẹ đã biết cho trẻ ăn đầy đủ khi tiêu chảy nhưng đa số vẫn còn kiêng cữ chất béo và số bà mẹ chỉ cho trẻ ăn cháo trắng với muối còn chiếm tỷ lệ khá cao. Hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh của bà mẹ còn chưa đầy đủ, giữa hiểu biết và thực hành được các hành vi đúng còn một khoảng cách khá xa. Tất cả những điều trên cho thấy, chương trình Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp của chúng ta đã triển khai và thực hiện trong nhiều năm, mạng lưới y tế cơ sở và đã rất nỗ lực trong công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe nhưng do dân trí còn thấp, đời sống của đa số dân còn khó khăn nên việc tiếp thu rất nhiều hạn chế; tập quán ở địa phương, một vùng chủ yếu là nông thôn, còn khá nặng ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức, thay đổi thái độ và điều chỉnh hành vi của người dân. Đây là một thử thách mà chúng ta phải vượt qua để đạt được kết quả mong muốn trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. 
  Từ khoá Tiêu chảy cấp 
  Trạng thái Đã nghiệm thu 
 


   Tìm kiếm cơ bản    Tìm kiếm nâng cao

Copyright © by NASATI

Tel: 04-39349923 - Fax: 04-39349127